Tự tạo động lực cho bản thân bằng 2 loại mục tiêu cơ bản

Tất cả chúng ta đều có những dấu mốc quan trọng mà bản thân mong muốn đạt được. Lời giải cho bài toán đó là lập một kế hoạch bao gồm các mục tiêu và kiên trì thực hiện đến cùng. Nhưng đặt ra mục tiêu là một chuyện, lên kế hoạch và hành động đạt được nó lại là chuyện khác.

Một mục tiêu có thể tạo động lực nhưng cũng có thể trở thành mối bất lợi nếu bạn không đạt được nó.Bạn có thể rất hứng khởi khi mới bắt đầu vào hình dung mục tiêu và các công việc cần giải quyết, tuy nhiên sự hưng phấn đó có thể sớm mất đi nếu như đặt mục tiêu sai lầm. Đa phần những vấn đề này bắt nguồn từ cách thức viết ra mục tiêu đó. Hầu hết mọi người tập trung quá nhiều vào kết quả và quá ít vào quy trình. Để tối đa hóa các kết quả, bạn cần hiểu rõ sự khác nhau giữa “Mục tiêu kết quả” và “mục tiêu hành động”. Mỗi mục tiêu đều có những điểm cộng và điểm trừ, hãy cùng xem mục tiêu nào phù hợp với bạn.

1.Mục tiêu là gì ?

Mục tiêu là kết quả kỳ vọng của một hành động hay nhiệm vụ nào đó. Mọi người thiệt lập cho mình mục tiêu vì nhiều lý do khác nhau và vì thế cũng có rất nhiều loại mục tiêu : mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn hay mục tiêu theo từng dự án đặc biệt v.v… Tuy nhiên, giá trị của việc thiết lập mục tiêu là chính nó sẽ giúp bạn hình hành một ý tưởng mơ hồ làm sao để đạt được nó và biến nó thành hiện thực.

howtotargetmarket1 768x402

2. Mục tiêu kết quả

            Là dạng mục tiêu thường được mọi người thiết lập. Đó là sự định hướng để vươn tới một dấu mốc đặc biệt. Ví dụ như việc kiếm được bao nhiêu tiền một năm, nặng bao nhiêu kg hay bơi được bao nhiêu vòng bể.

            Điểm cộng của loại mục tiêu này là nó tạo động lực cho bạn thúc đẩy chính mình, không có gì đảm bảo bạn sẽ đạt được một dấu mốc nào đó, vì vậy bạn sẽ nỗ lực hết sức và làm việc chăm chỉ hơn.

            Điểm trừ là nó thường trở thành một dự định “được ăn cả, ngã về không”. Nhiều người cảm thấy mình thất bại khi không đạt tới những dấu mốc do bản thân đặt ra. Phần nhiều những mục tiêu trên cơ sở kết quả sẽ làm nhụt chí vì bạn dễ dàng cảm thấy việc mình bỏ lỡ một dấu mốc nào đó là một sự thất bại.

3. Mục tiêu hành động

            Là dạng mục tiêu tập trung vào việc ghi lại những nỗ lực và hành động để hoàn thành một công việc quan trọng. Ví dụ : bạn biết mình phải làm việc trung bình 30 tiếng mỗi tuần để kiếm được mức thu nhập hiện tại. Vậy thay vì làm việc 30 tiếng, hãy đặt mục tiêu làm việc 45 tiếng như vậy. Tất cả vẫn trong khả năng của bạn, kết quả sẽ tăng thêm 50%.

            Điểm cộng của những mục tiêu trên cơ sở hành động là bạn sẽ tập trung phát triển những thói quen tích cực thay vì dựa vào một còn số tương đối. Đôi khi bạn không kiểm soát được quá trình đi đến một dấu mốc cụ thể, điều bạn có thể làm là kiểm soát những kỹ năng mà bạn phải phát triển và các thói quen hàng ngày của mình.

Điểm trừ lớn nhất là nó thường không hữu ích với những ai đang bắt đầu với việc thiết lập mục tiêu, Nếu không thể xác định những hành động cần thiết để đạt được một dấu mốc nào đó thì bạn sẽ không biết mình cần học hỏi những kỹ năng hoặc thói quen nào phù hợp.

4. Một số ví dụ :

            Mục tiêu kết quả : “Tôi sẽ chạy 300 mét trong 3 phút vào kỳ thi cuối kỳ”, “Tôi sẽ bán 500 sản phẩm trong tháng này”, “Tôi sẽ giảm còn 60kg trong 2 tháng”.

            Mục tiêu hành động : “Tôi tập chạy nhanh 500m mỗi ngày từ giờ tới kỳ thi cuối kỳ”, “Tôi sẽ gọi điện tìm kiếm 5 khách hàng tiềm năng mỗi ngày”, “Tôi sẽ đi tập gym 5 ngày một tuần”

            Hãy nhìn chi tiết hơn vào sự khác biệt giữa hai loại mục tiêu này nhé. Tất cả những mục tiêu hành động đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn nhưng bạn hoàn toàn có thể thất bại với mục tiêu kết quả, ngay cả khi bạn làm việc chăm chỉ.

Không có loại mục tiêu nào hoàn toàn tốt, khi bạn kết hợp hai loại mục tiêu này, cũng với những kỹ năng tư duy và một trí óc tỉnh táo sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được kết quả mong muốn.

Nguồn tin: Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Tiến Thành.:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây