I. Tư duy tích cực là gì? Nó quan trọng ra sao? Và làm thế nào để rèn luyện kỹ năng tư duy tích cực ? Nếu bạn đang thắc mắc những vấn đề này, thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua bài viết sau đây:
Tư duy tích cực là cách mà bạn nhìn nhận sự việc theo chiều hướng tích cực, nhưng điều này hoàn toàn không phải là lối tư duy thiếu thực tế, nhìn mọi thứ xung quanh đầy một màu hồng. Tư duy tích cực cho phép chúng ta thể hiện những mong muốn của mình thông qua “thái độ sống tích cực” để tạo ra sức mạnh cho thành công.
Để nắm bắt được tầm quan trọng của tư duy tích cực, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu sự ảnh hưởng của những suy nghĩ tiêu cực đến bản thân mình.
Thực tế là, hầu hết các cảm xúc tiêu cực chẳng hạn như sợ hãi hoặc tức giận, được tạo ra trong não bộ để giúp con người phản kháng trước những yếu tố nguy hiểm.
Ví dụ thứ nhất: Nếu xét về mặt sinh tồn, khi đứng trước một con sư tử chắc chắn bạn sẽ không thể nào cười nói hay dừng lại để hái hoa được vì nó là loài vật ăn thịt cực kỳ nguy hiểm. Bạn sợ hãi vì rất có thể nó sẽ tấn công mình ngay lập tức. Tất nhiên cảm xúc và suy nghĩ đó là điều hiển nhiên và tuân theo lẽ thường tình.
Ví dụ thứ 2: Hôm nay, bạn đang phải vật lộn với một đống dealine rất quan trọng, bạn lo lắng đến mức stress. Nếu như không hoàn thành đúng hạn có thể bạn sẽ bị sếp la mắng, đồng nghiệp cười nhạo hoặc tệ hại nhất là mất đi công việc của mình.
Qua hai tình huống trên, điều mà chúng tôi muốn khẳng định rằng vấn đề quan trọng không phải là bạn có suy nghĩ tiêu cực, vấn đề nằm ở chỗ bạn tin rằng suy nghĩ ấy là sự thật và để những cảm xúc tiêu cực phát triển thái quá nó sẽ rất dễ tạo ra kết quả xấu đúng như thứ bạn đang nghĩ.
Do đó, nếu bạn lo sợ bị trở thành con mồi, thứ bạn cần chính là sự “bình tĩnh” để suy nghĩ giải pháp bảo vệ bản thân an toàn nhất hoặc gọi cứu trợ trong tình huống khẩn cấp. Nếu bạn lo lắng rằng mình sẽ không hoàn thành công việc, thì điều bạn cần phải làm là dập tắt muộn phiền, lo lắng và chỉ “tập trung” vào danh sách những việc phải làm, mặc dù có thể không hoàn thành được hết nhưng hãy cố gắng đến giây phút cuối cùng. Chí ít, sếp và đồng nghiệp cũng sẽ đánh giá cao thái độ làm việc của bạn hơn là bạn chỉ ngồi đó, không làm gì hoặc than vãn với người khác về vấn đề của mình.
Một thái độ tích cực có thể sẽ không thể chữa khỏi bệnh ung thư. Nhưng nó sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý cuộc sống, giảm căng thẳng và cũng giúp bạn chăm sóc bản thân tốt hơn. Và những điều đó rất quan trọng để giúp bạn phục hồi tốt hơn sau những căn bệnh nghiêm trọng.
Bạn không thể thay đổi thế giới, nhưng bạn có thể thay đổi cách bạn nhận thức về nó và cách bạn phản ứng với nó, cách bạn cảm nhận về bản thân và người khác, và chắc chắn rằng điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc của bạn.
****
Để rèn luyện cách tư duy tích cực không phải là chuyện ngày một ngày hai. Bởi việc kiểm soát và chế ngự những cảm xúc tiêu cực hoàn toàn không đơn giản. Những suy nghĩ tiêu cực thường lặp đi lặp lại nhiều lần, chúng được não bộ in sâu vào bộ nhớ hơn là những điều tích cực. Chính vì thế mà con người thường ám ảnh với những khoảnh khắc đau buồn, tồi tệ hơn là những hạnh phúc, niềm vui mà họ có được. Vì vậy, để rèn luyện “thái độ sống tích cực” bạn nên bắt đầu từ những thứ sau đây:
Cho phép bản thân trải nghiệm sự hài hước trong những tình huống xấu nhất. Nhắc nhở bản thân rằng biết đâu tình thế sẽ chuyển biến tốt hơn, biết đâu bạn có thể chuyển biến nguy nan thành lợi thế. Đây là cách xoay chuyển niềm tin của bạn từ những cảm xúc tiêu cực sang tích cực để thay đổi thế giới quan.
Chẳng han, nếu một sáng nọ thức dậy và nhìn ra ngoài cửa sổ, bạn thấy cơn mưa trút xuống không ngớt cùng với bầu trời u ám. Có thể một chút suy nghĩ tiêu cực đầu tiên sẽ xuất hiện trong đầu bạn như là “có lẽ hôm nay sẽ là một ngày tồi tệ với mình”. Thực sự, có phải là ngày khủng khiếp hay không vẫn còn đang ở thì tương lai. Còn thực tại đơn giản đó chỉ là một cơn mưa, không hơn không kém. Nếu bạn tin rằng mình sẽ có một ngày tồi tệ thì có thể lắm điều này sẽ diễn ra.
Nhưng thay vì thế hãy thử suy nghĩ khác đi, ví dụ như là ” đây chắc chắn là dịp hay để mình kiểm tra chất lượng của đôi ủng đi mưa mình đã mua từ mấy tháng trước mà nay mới được sử dụng” hoặc “trời mưa thế này nếu ngồi ăn bỏng ngô và xem phim thì còn gì tuyệt vời hơn”.
Gần như lúc nào cũng vậy, bạn sẽ gặp chướng ngại vật suốt cả ngày, không có gì gọi là một ngày hoàn hảo. Khi bạn gặp phải một thử thách như vậy, hãy tập trung vào những điều tốt, tuy là chúng nhỏ bé. Nếu bạn bị kẹt xe, hãy nghĩ về việc bây giờ bạn có thời gian để nghe nốt còn lại của bài hát tiếng anh bạn yêu thích. Nếu tủ lạnh hết đồ ăn, hãy nghĩ về cảm giác hứng khởi khi sắm đầy giỏ hàng trong siêu thị với toàn thực phẩm bạn yêu thích.
Kỹ năng tư duy tích cực ngày càng tiến bộ hơn nếu bạn biết tự nhủ với lòng những tuy nghĩ tích cực. Thay vì nói rằng ” mình nấu ăn thật dở” hãy tự khích lệ bản thân là “chắc chắn mình sẽ nấu ngon hơn vào lần sau”. Mỗi sớm thức giấc, hãy tự tạo động lực cho bản thân bằng những câu nói tràn đầy độc lực, đừng bao giờ tự làm nhụt chí của bản thân.
Ngay bây giờ, có thể bạn đang bị sếp quở trách rằng bạn không hoàn thành công việc đúng ý sếp, sau này và mãi mãi bạn chỉ là một kẻ thất bại, bạn sẽ không bao giờ khá hơn được. Vậy hãy quên những gì anh ta đã nói với bạn, bởi nếu bạn cứ in sâu trong lòng những khoảnh khắc chẳng mấy tốt đẹp ấy bạn sẽ luôn tưởng tượng và nghĩ rằng mình là nhân viên kém cỏi như lời sếp nói. Thực tế, có không ít người khi nghe những lời phán xét tiêu cực của ai đó làm họ thui chột ý chí, không dám thay đổi, ngại cố gắng và kết quả họ thất bại thật. Vấn đề cốt lõi ở đây chính là cái được gọi là niềm tin vào những kết quả tiêu cực sẽ trở thành hiện thực, nên bạn chẳng làm gì để thay đổi chúng. Hãy nghĩ đơn giản, đó chỉ là lời trách mắng, bỏ qua và tiếp tục công việc hiện tại của bạn.
Bạn không hoàn hảo. Bạn sẽ phạm sai lầm và trải nghiệm thất bại trong nhiều bối cảnh, tại nhiều công việc và với nhiều người. Thay vì tập trung vào cách bạn thất bại, hãy nghĩ về những gì bạn sẽ làm trong lần tới, hãy biến thất bại của bạn thành một bài học .Hy nhìn lại hành động của bạn và xem những gì bạn có thể làm (nếu có) để cải thiện tình hình của mình. Hãy nhớ rằng: kết quả bạn nhận được là biển chỉ dẫn cho kết quả bạn muốn đạt được .
Bạn có thấy trẻ con thường hay bắt chước theo lời nói của cha mẹ. Nếu cha mẹ hay quát nạt, cục cằn thì trẻ em cũng sẽ có thói quen cư xử thô lỗ như thế. Đây là một thực tế có căn cứ khoa học, não bộ con người sẽ tự động bắt chước hành vi của những người xung quanh khác. Điều đó cũng giống với hàm ý của câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
Thế nên, hãy ra ngoài, gặp gỡ và giao lưu với những người sống tích cực. Khi bạn bao quanh mình với những con người ấy, bạn sẽ nghe thấy những viễn cảnh tích cực, những câu chuyện tích cực và những lời khẳng định tích cực. Những đó sẽ ảnh hưởng đến dòng suy nghĩ của chính bạn, từ đó ảnh hưởng đến lời nói của bạn và hành động của bạn .
Đôi khi có ai đó không đồng tình với bạn hoặc là họ không nghĩ giống bạn. Có thể bạn đúng cũng có thể bạn sai hoặc cả hai. Tất cả chúng ta đều nhìn nhận mọi thứ xung quanh theo cái nhìn từ góc độ của bản thân. Vì vậy, nếu có ai đó thấy bức tranh bạn mới vẽ không đẹp như bạn tưởng có thể bạn sẽ cảm thấy chút gì đó không hài lòng. Nhưng hãy thử đặt bản thân vào vị trí của họ, xét xem tại sao họ lại không thấy bức hình đẹp.
Nói lời cảm ơn luôn là thái độ hành xử văn minh và tích cực giúp bạn và người xung quanh cảm thấy được tôn trọng và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, thay vì miệt thị hoặc chê bai người khác.
Hầu như bất cứ ai trong bất cứ tình huống nào đều có thể áp dụng những bài học này để rèn luyện lối tư duy tích cực hơn. Khi bạn suy nghĩ và hành động tích cực bạn sẽ sớm nhận ra mình đang đi đúng con đường và gặt hái được nhiều lợi ích to lớn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn