Ổ SSD NVME LÀ GÌ? BẠN CÓ NÊN MUA CHÚNG HAY KHÔNG?

Ngoài CPU, GPU hay RAM thì người dùng còn có thể nâng cấp cả những ổ cứng bên trong PC. Nhiều năm qua, công nghệ về ổ cứng đã phát triển rất nhanh chóng và nổi bật nhất, chắc chắn là ổ cứng thể rắn SSD.

1

Thật vậy! SSD có tốc độ đọc và ghi nhanh hơn rất nhiều so với HDD. Điều này cũng mang lại tốc độ khởi động, phản hồi, mở app nhanh hơn hẳn cho những chiếc PC thông thường. Và giờ đây, NVMe là chuẩn giao tiếp tốt nhất cho những ổ cứng ở hiện tại trên laptop hay desktop. Chuẩn giao tiếp này cung cấp tốc độ đọc và nhanh hơn rất nhiều so với những chuẩn khác. Đây là lý do khiến nó trở nên rất đắt đỏ, thế nên, tùy thuộc vào mục đích bạn sử dụng máy tính làm gì, hãy cân nhắc có nên mua ổ cứng NMVe hay không.

Giao tiếp NVMe là gì?

Non-Volatile Memory Express (NVMe) là một chuẩn giao tiếp ổ cứng được giới thiệu hồi năm 2013. "Non-Volatile" có nghĩa rằng ổ cứng sẽ không bị xóa dữ liệu khi máy tính khởi động lại, trong khi "Express" lại đề cập đến quá trình truyền dữ liệu thông quan giao tiếp PCI Express (PCIe) có trên bo mạch chủ của chiếc máy tính. Điều này đảm bảo sự kết nối liền mạch giữa ổ cứng và bo mạch chủ bởi dữ liệu sẽ không phải cần thông qua một bộ điều khiền (controller) Serial Advance Technology Attachment (SATA).

Các ổ cứng NVMe nhanh gấp nhiều lần so với số khác dùng chuẩn SATA đã tồn tại nhiều năm qua. PCIe 3.0, thế hệ hiện tại của chuẩn PCI Express, có tốc độ tuyền tải tối đa 985MBps trên mỗi làn. Các ổ NVMe có thể sử dụng được tối đa 4 làn. Về lý thuyết, chúng sẽ đạt được tốc độ tối đa lên đến 3,9GBps (3.940MBps). Trong khi đó, một trong những ổ SSD SATA nhanh nhất là Samsung 860 Pro cũng chỉ có tốc độ đọc ghi rơi vào khoảng 560MBps.

HowToGeek cho biết, các ổ NVMe có rất nhiều hình dạng khác nhau. Phổ biến nhất trong số này là chuẩn M.2. Chúng rộng 22mm và có nhiều loại dài như 30mm, 42mm, 60mm, 80mm hay 100mm. Những ổ này đủ mỏng để nằm phẳng trên bo mạch chủ, thế nên, nó rất phù hợp cho những chiếc máy tính cỡ nhỏ Mini PC hoặc laptop. Lưu ý là một số ổ SSD SATA cũng sử dụng chung hình dạng này, vì thể, bạn phải kiểm tra kĩ càng để đảm bảo mình không mua nhầm những ổ có tốc độ chậm hơn. Một ví dụ điển hình cho ổ NVMe M.2 đó chính là Samsung 970 EVO.

2

Tiếp theo là dạng PCIe 3.0. Nó tương tự như GPU hay card âm thanh và các phụ kiện khác bởi có thể cắm nó vào bất kì khe PCIe 3.0 nào trên bo mạch chủ. Với kích thước như vậy, nó có thể được sử dụng trong những vỏ case máy tính và bo mạch chủ ATX full-size, nhưng tất nhiên sẽ có một số hạn chế trên các PC hình dạng nhỏ và không thể "nhét" nó vào bên trong laptop. SSD Intel 750 là một ví dụ điển hình cho ổ cứng NVMe PCIe 3.0.

Bạn có nên mua ổ cứng SSD NVMe?
3

Tùy thuộc vào công việc của bạn mà bạn sẽ xác định được việc mình có cần tốc độ nhanh hơn hay không? Dù những ổ NVMe cũng đã dần giảm giá nhưng bạn cũng không cần thiết phải mua chúng để thay thế những ổ SSD SATA đang sử dụng. Nhưng nếu bạn đang muốn lắp đặt một dàn PC mới thì tốt nhất vẫn nên mua ổ cứng SSD NVMe. Đặc biệt là khi giá của các ổ SSD NVMe đang giảm xuống chỉ còn khoảng 150 USD (khoảng 3 triệu đồng) cho phiên bản 500GB.

Thực tế, một ổ SSD SATA vẫn có thể đảm bảo chiếc máy tính của bạn khởi động trong một vài giây, chạy các chương trình trong tích tắc và giúp bạn sao chép hay di chuyển file tương đối nhanh chóng. Nhưng nếu công việc của bạn phải làm việc với nhiều video dung lượng lớn, độ phân giải cao thì việc thêm một chút chi phí để mua một ổ cứng NVMe sẽ là hoàn toàn xứng đáng.

Nguồn tin: Công ty TNHH Thương Mại Và Quốc Tế Tiến Thành.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây